VPS là gì? Tính năng và cách sử dụng của Virtual Private Server

VPS là gì?

VPS là viết tắt của Virtual Private Server hay còn gọi là máy chủ riêng ảo. VPS được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau, có tính năng tương tự như một máy chủ riêng chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.

 

Ví dụ: Nếu bạn có một con máy chủ với thông số 6 cores/12 threads sẽ tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số 2 cores /4 threads. Và từ gói VPS đó sẽ tạo ra 50 gói shared hosting khác sử dụng chung tài nguyên từ 2 cores/ 4 thread này. Điều này đồng nghĩa với việc là có 2 core/ 4 thread, bạn sẽ chia cho các gói shared hosting khác nhau và các tài nguyên từ cấu hình này sẽ được chia sẻ, nhưng sử dụng không quá mức xử lý cho phép của 2 cores/ 4 threads.

Mỗi gói VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có CPURAM, dung lượng ổ HDD, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng biệt. Vì vậy người dùng có toàn quyền quản trị root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. VPS thường được lựa chọn bởi các chủ sở hữu website có lưu lượng truy cập khá cao. Mức trung bình của lưu lượng truy cập vượt quá giới hạn của gói shared hosting.

Hiện nay, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực VPS Server và đang được phát triển nhanh chóng là VPS NVMe. VPS NVMe ra đời nhằm giải quyết vấn đề về tốc độ đọc/ghi dữ liệu của VPS thông thường, ổ đĩa NVMe đã nhanh chóng trở thành một giải pháp hiệu quả cho việc tăng cường hiệu suất VPS.

Ưu nhược điểm khi sử dụng VPS

Dịch vụ lưu trữ máy chủ ảo VPS có cấu hình lớn và thời gian xử lý dữ liệu rất nhanh, tuy nhiên cũng có nhược điểm. Bạn có thể qua ưu nhược điểm của dịch vụ VPS dưới đây:

Ưu điểm
  • default icon
    • Nhanh hơn và đáng tin cậy hơn một máy chủ shared hosting.
    • Có thể tùy biến nguồn tài nguyên dễ dàng, chỉ cần trong giới hạn của máy chủ vật lý cho phép.
    • Vì các tài nguyên máy chủ như bộ nhớ hoặc sức mạnh xử lý được đảm bảo, nên không có sự dao động nào về tài nguyên có sẵn.
    • Sử dụng VPS giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nhân sự, chi phí vận hành, không gian lắp đặt.
    • Các vấn đề và sự gia tăng lưu lượng truy cập của những người dùng máy chủ khác không ảnh hưởng đến trang web.
    • Có quyền truy cập superuser (root) vào máy chủ.
    • Có quyền riêng tư tốt hơn vì các tệp và cơ sở dữ liệu bị khóa khỏi những người dùng máy chủ khác.
    • VPS là một dịch vụ dễ mở rộng quy mô. Khi trang web phát triển, bạn có thể dễ dàng nâng cấp tài nguyên máy chủ của mình (RAM, CPU, dung lượng đĩa, băng thông,…).
Nhược điểm
  • default icon
      • Chi phí cao hơn so với shared hosting.
      • Đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật hơn để quản lý máy chủ.
      • Máy chủ được định cấu hình không đúng có thể dẫn đến lỗ hổng bảo mật.
      • Bởi vì một máy chủ vật lý tạo ra nhiều VPS, nên việc sử dụng chung cùng một máy chủ sẽ khiến cho máy chủ ảo của bạn sẽ bị phụ thuộc.
      • Phần mềm VPS sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động và sự ổn định của máy chủ vật lý.
      • Cần nhiều thời gian và chi phí để nâng cấp máy chủ ảo và mức độ nâng cấp cũng không thể mở rộng nhiều
      •  Cách thức hoạt động và năng suất của máy chủ ảo không đạt được hiệu quả như mong muốn.

VPS hoạt động như thế nào?

Server (máy chủ) là một máy tính mà máy chủ lưu trữ web, bao gồm các tệp và cơ sở dữ liệu cần thiết cho trang web. Bất cứ khi nào khách truy cập trực tuyến muốn truy cập trang web, trình duyệt của họ sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ và sẽ chuyển các tệp cần thiết qua internet. Dịch vụ lưu trữ VPS cung cấp một máy chủ ảo mô phỏng một máy chủ vật lý. Tuy nhiên, trên thực tế thì máy được chia sẻ giữa một số người dùng với nhau.

Virtual – Công nghệ ảo hóa. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ sử dụng công nghệ ảo hóa để phân chia máy chủ thành các phân vùng. Trong mỗi phần vùng này cho phép mỗi người dùng cài đặt hệ điều hành và phần mềm của riêng họ (Private).

Do đó, VPS – một máy chủ riêng ảo – vừa ảo vừa riêng tư do bạn có toàn quyền kiểm soát và được tách biệt với những người dùng máy chủ khác ở cấp độ hệ điều hành. Trên thực tế, công nghệ VPS tương tự như việc tạo phân vùng trên máy tính của riêng khi bạn muốn chạy nhiều hơn một hệ điều hành (Ví dụ: Windows và Linux) mà không cần khởi động lại.

Chạy VPS cho phép thiết lập trang web trong một vùng chứa an toàn với các tài nguyên được đảm bảo (bộ nhớ, dung lượng đĩa, lõi CPU,…) không phải chia sẻ với người dùng khác. Với dịch vụ lưu trữ VPS, bạn có quyền truy cập giống như khi có một máy chủ chuyên dụng, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều.

VPS dùng để làm gì?

Hiện nay, VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường là sự lựa chọn tối ưu với những trường hợp sau đây:

1. Đối với máy chủ game

Có những nhà đầu tư, phát triển game muốn làm game server nhưng chưa có nhiều ngân sách. Trong khi đó, các game mới, game hot thường có hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Muốn chạy được game, họ cần hệ thống máy chủ có dung lượng và khả năng xử lý cực khủng. Vì vậy, việc thuê VPS chính là một trong những giải pháp tốt nhất để đầu tư cho sản phẩm game trước khi đủ ngân sách để xây dựng datacenter riêng.

2. Tạo ra môi trường ảo cho quy trình lập trình, phân tích, nghiên cứu sản phẩm

Sử dụng các môi trường ảo để lập trình, phân tích, nghiên cứu sản phẩm là một hoạt động thường ngày trong các công ty chuyên đầu tư vào các sản phẩm khoa học, như phần mềm, ứng dụng, website,… Và trong quá trình hoàn thiện, họ sẽ cần có không gian lưu trữ riêng cho việc thử nghiệm và lưu trữ các phiên bản sản phẩm. 

Lúc này, việc xây dựng các máy chủ vật lý có thể tốn rất nhiều nguồn lực và tài chính. Vì vậy, một sự lựa chọn thông minh là sử dụng hệ thống VPS. Đây một cách vừa giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cung cấp môi trường phát triển ảo cho các sản phẩm và ứng dụng.

3. Lưu trữ website đa dịch vụ

Nếu website hoặc những hệ thống bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn,… có lượng truy cập thường ngày lớn thì nên thuê VPS để sử dụng. Bởi vì hệ thống VPS có dung lượng lưu trữ lớn hơn hosting, tốc độ mạng ổn định, bảo mật tốt và khả năng tùy biến cao. Những website này lựa chọn thuê VPS và tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí như: đầu tư chi phí cho máy chủ, nhân sự, datacenter,… đổi lại những hệ thống máy chủ mạnh mẽ để sử dụng.

4. Làm nơi lưu trữ các dữ liệu: Tài liệu, video, hình ảnh, data riêng

Nếu bạn có nhu cầu xử lý hình ảnh, video cũng có thể sử dụng VPS để phục vụ công việc một cách hợp lý mà không cần dùng đến các thiết bị lưu trữ rời, vừa khó kiểm soát lại vừa dễ gặp phải tình trạng bị hư hỏng. Ngoài ra, việc lưu trữ dữ liệu trên VPS giúp bạn có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ với mọi người mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có internet.

5. Phát triển Platform

Việc phát triển nền tảng (platform) như các ứng dụng trên hệ điều hành ngày càng trở nên phổ biến hơn, chẳng hạn như những ứng dụng trên điện thoại thông minh, hay máy tính bảng,… Những công việc này yêu cầu phải tập trung các hình ảnh, file, thông tin,… khối lượng rất lớn vào một máy chủ có dung lượng lớn để đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng quản lý. Vì vậy, thuê VPS là lựa chọn đầu tư tối ưu.

6. Sử dụng cho hệ thống email doanh nghiệp

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp cũng rất cần nguồn để quản lý gửi, nhận email nội bộ. Máy chủ ảo VPS là lựa chọn lý tưởng để sử dụng làm email riêng cho doanh nghiệp bởi khả năng bảo mật cao, dễ dàng quản lý và mở rộng tài nguyên, đáp ứng việc nhập và truy xuất liên tục.

7. Các chương trình truyền thông trực tiếp

Các chương trình truyền thông trực tuyến cũng cần có nguồn lưu trữ thật tốt. Tuy không cần dung lượng quá lớn nhưng các loại dữ liệu lưu trữ này luôn cần nhập và truy xuất liên tục. Như vậy ta có thể thấy VPS có rất nhiều ứng dụng, nhất là trong thời buổi công nghệ phát triển. Để có thể hiểu rõ hơn cách ứng dụng VPS vào những mục đích kể trên bán có thể xem qua bài hướng dẫn cách sử dụng VPS cho người mới bắt đầu của Vietnix.

8. Một số công dụng khác của VPS

Ngoài những công dụng đã nêu ở trên, VPS còn rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:

  • Doanh nghiệp cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn có thể sử dụng VPS để đảm bảo tính an toàn và quản lý hiệu quả.
  • Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý lưu lượng truy cập lớn, các doanh nghiệp vận hành các trang web thương mại điện tử thường chọn sử dụng VPS.
  • Cửa hàng và tổ chức có thể tận dụng VPS để thiết lập máy chủ game, email, video,…
  • Cá nhân có thể sử dụng VPS để học tập, nghiên cứu và phát triển các dự án thông qua môi trường máy chủ ảo.
  • VPS Windows thường được ưa chuộng cho việc làm máy chủ web, email, file và triển khai các ứng dụng đặc thù dành cho doanh nghiệp.
  • VPS Linux chủ yếu được sử dụng làm máy chủ web, và cũng có thể sử dụng cho máy chủ email hoặc triển khai các ứng dụng mã nguồn mở như WordPress.
Nâu Hình minh hoạ Xe hơi Cổ điển Danh thiếp (1)