Database Là Gì? Các Mô Hình Database PhổBiến Và Ứng Dụng Hiện Nay

Công nghệ thông tin đang được xem là thước đo tốc độ phát triển của một đất nước. Các thuật ngữ liên quan đến công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng phổ biến, trong đó database chính là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Vậy ý nghĩa, vai trò của database là gì? Hãy cùng Vpsttt.com khám phá qua bài viết này.

Database là gì?

Database còn được gọi là cơ sở dữ liệu, bao gồm một tập hợp dữ liệu được sắp xếp có tổ chức và thường được lưu trữ dưới dạng điện tử trong một hệ thống máy tính hoặc tồn tại thông qua hình thức là tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Đồng thời, database còn được lưu trữ trên thiết bị có tính năng ghi nhớ gồm: Thẻ nhớ, đĩa cứng, CD,…

Dữ liệu trong các loại cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều hiện nay thường được mô hình hóa qua hình thức như: Hàng, cột ở trong các bảng nhằm hỗ trợ xử lý hay truy vấn dữ liệu nhanh chóng. Sau khi được mô hình hóa như trên, người dùng có thể dễ dàng truy cập, quản lý, tùy chỉnh, cập nhật, kiểm soát và sắp xếp dữ liệu. Để viết và truy vấn dữ liệu, người dùng thường dùng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).

 

Thành phần chính của Database

Trong một database sẽ bao gồm một số thành phần chính như:

  • Phần cứng: Như máy tính, input/output,…là những thiết bị vật lý mà ở đó, người dùng có thể thao tác trực tiếp với các thiết bị này.
  • Phần mềm: Là những chương trình mang chức năng khai thác dữ liệu hoặc quản lý. Trong đó, database cũng là một trong những phần mềm kết hợp với các phần mềm khác như mạng lưới hệ thống, hệ điều hành. Từ đó, database giúp đồng nhất việc chia sẻ và sử dụng dữ liệu giữa mọi thiết bị trên.
  • Dữ liệu: Là điều mà người dùng cần sử dụng trong hệ thống database. Tuy nhiên, các tệp dữ liệu này sẽ được sắp xếp và tái cấu trúc sao cho phù hợp với người dùng nhất. Trong đó, các loại dữ liệu thường thấy như: Ký hiệu, âm thanh,…
  • Quy trình: Là mọi hướng dẫn, quy chế, cách dùng hệ quản trị của một cơ sở dữ liệu đơn giản nhất. Bên cạnh đó, quá trình tài liệu hóa cách vận hành của database sẽ hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm này hiệu quả hơn.
  • Ngôn ngữ dùng để truy cập: Là ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa phần mềm database và người sử dụng. Ngôn ngữ này cho phép người dùng chỉnh sửa, truy cập hoặc trích xuất dữ liệu từ hệ điều hành database. Thông thường, các câu lệnh SQL đơn giản thường được dùng trong trường hợp này.

Ưu nhược điểm của database

Sau khi đã nắm bắt được định nghĩa về database. Thì bên dưới đây chính là ưu điểm của database:

Ưu điểm

  • Hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp thông tin.
  • Giúp thông tin, dữ liệu mang tính nhất quán và toàn vẹn.
  • Dữ liệu có thể truy xuất theo nhiều cách khác nhau.
  • Một database có thể sử dụng với rất nhiều người dùng.
Ưu nhược điểm của database
Ưu điểm của database

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì database cũng còn những nhược điểm đáng kể dưới đây:

Tính chủ quyền của dữ liệu

Thông qua tính an toàn dữ liệu. Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật thông tin mới nhất cho cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó là khả năng thể hiện mối liên hệ và tính chân thật của dữ liệu.

Độ bảo mật và quyền khai thác thông tin của người dùng

Xuất phát từ ưu điểm có thể cho nhiều người khai thác cùng một lúc. Nên đã sinh ra một quy định về bảo mật và quản trị phân quyền khai thác. Những quy định này thường được cung cấp bởi những hệ điều hành nhiều người dùng hay cục bộ.

Độ bảo mật và quyền khai thác thông tin của người dùng
Độ bảo mật và quyền khai thác thông tin của người dùng

Tranh chấp dữ liệu

Vấn đề tranh chấp dữ liệu sẽ phát sinh nếu nhiều người dùng cùng truy cập cơ sở dữ liệu cho nhiều mục đích. Một quy định hoặc cơ chế nào đó là cần thiết trong trường hợp này.

Ví dụ: Quản trị viên sẽ được truy cập cơ sở dữ liệu và lần lượt cấp quyền cho những người khai thác tiếp theo.

Cần đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố

Dữ liệu của bạn có thể bị mất đi rất cao do nhiều nguyên nhân như: Mất điện, lỗi hệ thống,… Tuy hiện nay đã có rất nhiều hệ điều hành có tính năng sao lưu tự động nhưng bạn nên sao lưu dự phòng dữ liệu tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Vai trò của cơ sở dữ liệu trong đời sống và kinh doanh


Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0 như hiện nay, database nổi lên với vai trò cực kỳ quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và đời sống hàng ngày. Cụ thể, database cung cấp các lợi ích thiết thực như:

Hỗ trợ lưu trữ thông tin tốt

Database là tập hợp các dữ liệu đã được sắp xếp có tính hệ thống và nhất quán cao, giúp phân biệt rõ ràng giữa các dữ liệu. Nhờ đó người dùng có thể thoải mái tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin dễ dàng, rút ngắn thời gian và công sức.

Vai trò và tầm quan trọng của database
Vai trò và tầm quan trọng của database

Bảo vệ dữ liệu an toàn

Quá trình lưu trữ dữ liệu cần đảm bảo khả năng bảo mật cao, việc này database hoàn toàn đáp ứng được một cách đơn giản và tiện lợi. Lưu ý, khi lưu dữ liệu ra file text, hãy chuyển về định dạng .xml và .csv nhằm mục đích chuyển đổi vào database nhanh chóng và an toàn hơn.

Truy xuất dữ liệu người dùng nhanh

Tất cả người dùng đều có thể truy cập database trong cùng một thời điểm nhờ sử dụng các định dạng tệp khác nhau, giúp quản lý, mở dữ liệu,… thuận tiện.

Dễ thay đổi theo nhu cầu người dùng

Với database, người dùng có thể tự do thay đổi kích cỡ và độ phức tạp. Database có thể lưu trữ với nhiều kích thước file khác nhau, từ đáp ứng nhu cầu quản lý danh sách học sinh cho đến quản lý chuỗi hệ thống siêu thị,… Bên cạnh đó cũng có nhiều cách thức bảo quản database cho bạn lựa chọn như ổ cứng, USB, đĩa CD,…

 

Dễ quản lý

Database ra đời để hỗ trợ công việc sắp xếp, tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin tiện lợi hơn. Sử dụng database, các dữ liệu có thể đưa vào ở nhiều thời điểm và không sợ bị trùng lặp. Qua đó, con người có thể quản lý danh sách sản phẩm, tệp tin của mình chuyên nghiệp và có hệ thống.

Vai trò và tầm quan trọng của database
Vai trò và tầm quan trọng của database

Hạn chế tình trạng trùng lặp dữ liệu

Vì mọi dữ liệu đều được lưu trữ về gốc chính là database, vì vậy những dữ liệu mới nhập vào cũng sẽ không bị trùng lặp với các dữ liệu đã có trước đó bởi hoạt động của cơ chế phát hiện trùng lặp ở phần mềm này. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều tài nguyên trong việc tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu.

 

Cải thiện các chiến dịch truyền thông

Hiện nay, với sự phát triển của thời đại 4.0, các công ty tập trung phát triển nhiều vào các nền tảng trực tuyến và truyền thông. Do đó, việc thiết lập một hệ thống database tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp dễ dàng thu thập và lưu trữ thông tin của người tiêu dùng qua social media hoặc mạng lưới của một số ngành truyền thông đa phương tiện.

Cải tiến quy trình kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ thực hiện quá trình thu thập dữ liệu như: Quy trình bán hàng, xử lý và đóng gói đơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dựa trên các dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ phân tích và lưu ý lại những vấn đề cần nâng cấp, từ đó cải thiện quy trình và mở rộng quy mô kinh doanh, tăng nguồn doanh thu.

Với nhiều lợi ích kể trên, database đang rất được ưa chuộng sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực lập trình hay công nghệ. Chẳng hạn như: Hệ thống rạp chiếu phim CGV tích hợp database trong hệ thống đặt vé của mình, để cho phép các khách hàng lựa chọn, đặt vé vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nhờ thế nên doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng đặt vé trùng lặp, mua phải vé đã bán,…Tương tự như thế, doanh nghiệp bán hàng thông qua hệ thống website có tích hợp database, sẽ đơn giản hóa quá trình gửi, thu thập thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu người dùng. 

Những loại Database phổ biến hiện nay

Database được phân chia thành các loại sau đây, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và hệ điều hành:

Theo mục đích sử dụng

  • Database dạng file: Dạng database lưu trữ theo định dạng của file, phổ biến nhất là *.mdb Foxpro, text, ascii, *.dbf,…
  • Database quan hệ: Đây là dạng database thực thể, được lưu trữ trong các bảng dữ liệu. Các database quan hệ nổi tiếng trên thị trường hiện nay như: MS SQL server, Oracle, MySQL,…
  • Database hướng đối tượng: Đây là dạng database có trang bị thêm tính năng lưu trữ hành vi, giúp thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem có một lớp dữ liệu. Các database hướng đối tượng gồm có: MS SQL server, Oracle, Postgres SQL,…
  • Database bán cấu trúc: Đây là dạng database định dạng XML. Lúc này toàn bộ thông tin mô tả đều được trình bày trong thẻ tag. Database bán cấu trúc có khả năng lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đây được xem là phương án nghiên cứu và ứng dụng mới trong cơ sở dữ liệu.
  • Database phân tán: Là dạng cơ sở dữ liệu mà trong đó các tệp dữ liệu sẽ được lưu trữ ở khắp nơi mà không tập trung tại một địa điểm nhất định.
  • Database nguồn mở: Là dạng cơ sở dữ liệu thường được dùng trong lĩnh vực marketing, nhân sự vì các tệp dữ liệu này thường được chia sẻ cho rất nhiều người.
  • Database phân cấp: Là dạng dữ liệu được phân cấp dựa theo sơ đồ phả hệ hoặc sơ đồ cây. Trong đó, sơ đồ cách thức tổ chức dữ liệu như hệ điều hành Windows là một ví dụ.
  • Cloud Database: Còn được gọi là cơ sở dữ liệu đám mây. Trong đó, các dữ liệu sẽ được quản lý và tối ưu, đồng thời trở nên dễ dàng hơn qua băng thông.
  • Database đồ thị: Là dạng dữ liệu dùng phép biển đối và đồ thị để phân tích và kết hợp nhiều loại dữ liệu với nhau. 
  • Kho để lưu trữ dữ liệu: Là dạng database chuyên được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu trên hệ thống chính của doanh nghiệp. Từ nguồn dữ liệu này, công ty có thể phân tích, dự đoán và đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
  • Theo hệ điều hành

    • Database hệ điều hành Linux: MySQL, MariaDB.
    • Database hệ điều hành Windows: SQL Server – MSSQL.
    Những loại database phổ biến hiện nay
    Những loại database phổ biến hiện nay

Ứng dụng của Database

Hệ thống database đảm nhận trách nhiệm vô cùng cấp thiết trong thời đại thông tin kỹ thuật 4.0. Vai trò chính của database là: Sắp xếp, lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng. 

Ứng dụng của Database
Ứng dụng của Database

Sử dụng database là cách tốt nhất giúp tăng cường độ bảo mật cho thông tin và phục hồi hệ thống quản trị dữ liệu. Qua đó doanh nghiệp có thể quản lý, kiểm soát tất cả các dữ liệu từ nhiều máy khách kết nối, hỗ trợ xử lý thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra, database còn có thêm chế độ kiểm soát mọi lúc mọi nơi, tạo điều kiện lưu trữ và kết nối an toàn. 

Tổng quan về hệ điều hành Database (DMBS)

Bên cạnh việc hiểu về định nghĩa và ưu, nhược điểm của Database, bạn nên tìm hiểu thêm về tổng quan của hệ điều hành Database (DMBS) với:

Hệ điều hành Database (DMBS) là gì? 

Nói một cách đơn giản, nếu database là nơi quản lý dữ liệu của thiết bị, thì DMBS là phần mềm giúp người dùng khai các tệp dữ liệu đó. Phần mềm DMBS hoạt động nhằm cung cấp một số tiện ích đơn giản như: trích xuất dữ liệu, đọc-ghi dữ liệu, phân tích và quản lý lưu lượng truy cập.

Phần mềm DBMS phổ biến

Trên thực tế, phần mềm DMBS phổ biến có 02 loại chính gồm:

  • Phần mềm mã nguồn tư nhân: Microsoft Access (Microsoft), Oracle Database (Oracle) và SQL Server (Microsoft).
  • Phần mềm mã nguồn mở, không tính phí: PostgreSQL, MySQL và MariaDB.

Ưu nhược điểm của DMBS 

Ưu điểmNhược điểm
Thống nhất quy trình quản lý các tệp dữ liệu của doanh nghiệp.
Xây dựng quy trình xử lý sao cho hiệu quả, đồng thời cân bằng nhu cầu của một số ứng dụng khi kết hợp với kho dữ liệu.
Lưu giữ và trích xuất dữ liệu tốt.
Kết hợp với nhiều công nghệ mới hỗ trợ phục vụ khai thác dữ liệu.
Tối ưu trong việc bảo mật dữ liệu.
Đối với các dữ liệu mật, database sẽ tự phân quyền truy cập.
Thời gian phát triển ứng dụng được giảm bớt.
Đối với các phép toán phức tạp thì DMBS không thể thực hiện được.
Chi phí để phần mềm và phần cứng hoạt động vẫn còn cao.
Vì có sự đồng nhất giữa các tệp dữ liệu, nên khi một trong số dữ liệu bị lỗi thì hệ thống sẽ bị sập (tạm ngưng hoạt động).
Hệ thống vận hành khá phức tạp và cần có kiến thức, sự hướng dẫn mới dùng được.

Các nhiệm vụ của nhân viên quản lý Database

Một nhân viên quản lý Database sẽ đảm nhận các nhiệm vụ gồm:

Nhân viên quản lý Database là gì?

Nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu là người nắm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và duy trì cách vận hành hệ thống cho database. Bên cạnh đó, họ còn chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế, bảo trì toàn bộ cho hệ thống thông tin. Ngoài ra, nhân viên quản lý Database còn phải tìm cách tối ưu việc lưu trữ và đảm bảo an toàn cho nguồn dữ liệu.

Mô tả công việc của nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu

Một nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu thường chịu trách nhiệm với những công việc gồm:

  • Theo dõi và quản lý lượng truy cập của người dùng: Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu, nhân viên quản lý sẽ theo dõi mọi hoạt động truy cập hoặc trích xuất dữ liệu từ các nguồn đền database. Từ đó, mọi kết nối sẽ được đảm bảo an ninh mạng, tránh trường hợp thông tin bị đánh cắp.
  • Thiết kế và thay đổi cơ sở dữ liệu sao cho hợp lý: Không chỉ là người điều phối hoạt động của database, mà nhân viên quản lý cơ sở còn lên ý tưởng thiết kế thông tin và làm mới dữ liệu sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu và thực hiện chiến lược phát triển: Vì xu hướng của thời đại luôn thay đổi liên tục, điều đó đòi hỏi người quản lý phải liên tục cập nhật những thông tin mới cho hệ thống. Từ đó, việc khôi phục, sao lưu và tối ưu hóa dữ liệu luôn được đảm bảo.
  • Là người hướng dẫn, tổ chức: Vì là người nắm cụ thể các thông tin về database nên người quản lý cơ sở dữ liệu cũng chịu trách nhiệm tổ chức, viết tài liệu, hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng của mình.
  • Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

    Với sự biến chuyển của thời đại 4.0, các doanh nghiệp dần thay đổi theo kinh doanh kỹ thuật số và hầu như mọi dữ liệu đều được lưu trữ dần trong database. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành nghề này càng cao, thì cơ hội mở ra cho càng nhiều.

    Trên thực tế, database admin hiện có mức lương tương đối hậu hĩnh và có sự cạnh tranh năng lực. Đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chưa có nhiều kinh nghiệm đã sở hữu mức lương dao động từ 7.000.000 VND/tháng đến 15.000.000 VND/tháng. Sau đó, khi bạn đã có kinh nghiệm và được làm việc tại công ty lớn, mức lương sẽ rơi vào khoảng 15.000.000 VND/tháng đến 25.000.000 VND/tháng.

 
database-la-gi-2