Sự Khác Nhau Giữa IPv4 Và IPv6

MỤC LỤC

Khái niệm IPv4 và IP6 Là Gì ?

IPv4 (Internet Protocol version 4) là một giao thức phổ biến trong truyền thông dữ liệu. Nó được phát triển như một giao thức không hướng kết nối (connectionless). Dùng trong các mạng chuyển mạch gói (network packet switching) như Ethernet. Nó có nhiệm vụ cung cấp kết nối logic giữa các thiết bị mạng. Trong đó bao gồm cả việc cung cấp nhận dạng cho các thiết bị.

IPv4 có độ dài là 32 bit và tạo ra 4.29 x 10^9 địa chỉ mạng duy nhất.

IPv6 (Internet Protocol version 6) là “Giao thức liên mạng thế hệ 6”. Đây là một phiên bản của giao thức liên mạng (IP) nhằm mục đích nâng cấp giao thức liên mạng phiên bản 4 (IPv4) hiện đang truyền dẫn cho hầu hết lưu lượng truy cập Internet nhưng đã hết địa chỉ.

IPv6 có độ dài là 128 bit và tạo ra 3,4 x 10^38 địa chỉ mạng duy nhất.

So sánh IPv4 và IPv6

Điểm khác biệtIPv4IPv6
Khả năng tương thích với các thiết bị di độngĐịa chỉ sử dụng ký hiệu dấu thập phân, không phù hợp với mạng di độngĐịa chỉ được phân tách bằng dấu hai chấm – thập lục phân. Giúp cho nó tương thích tốt hơn với các mạng di động
Ánh xạAddress Resolution Protocol dùng để ánh xạ đến các địa chỉ MACNeighbor Discovery Protocol dùng để ánh xạ đến địa chỉ MAC
DHCPKhi kết nối mạng, clients được yêu cầu tiếp cận với DHCPClients được cung cấp địa chỉ, không cần phải liên hệ bắt buộc với máy chủ nào khác
Bảo mật IPTùy chọnBắt buộc
Các trường tùy chọnKhông. Thay vào đó là các tiêu đề tiện ích mở rộng.
Quản lý nhóm mạng con cục bộSử dụng Internet Group Management Protocol (GMP)Sử dụng Multicast Listener Discovery (MLD)
Phân giải IP thành MACBroadcasting ARPMulticast Neighbor Solicitation
Cấu hình địa chỉThực hiện thủ công hoặc qua DHCPSử dụng tự động cấu hình địa chỉ không trạng thái bằng ICMP hoặc DHCP6.
DNS RecordỞ địa chỉ AỞ địa chỉ AAAA
Packet HeaderKhông xác định được packet flow để xử lý QoS. Bao gồm cả các tùy chọn kiểm tra checksum.Flow Label Fields chỉ định luồng gói để xử lý QoS
Packet FragmentationCho phép từ các router truyền đến máy chủChỉ truyền được đến máy chủ
Kích thước góiTối thiểu là 576 byteTối thiểu là 1208 byte
Bảo mậtChủ yếu dựa vào tầng Ứng dụngCó giao thức Bảo mật riêng được gọi là IPSec
Tính di động và khả năng tương tácCác cấu trúc liên kết mạng tương đối hạn chế. Do đó, làm giảm tính di động và khả năng tương tácCung cấp tính di động và khả năng tương tác được nhúng trong các thiết bị mạng
SNMPHỗ trợKhông hỗ trợ
Address MaskDùng cho mạng được chỉ định từ phần máy chủKhông được sử dụng
Address FeaturesNetwork Address Translation được sử dụng, cho phép NAT một địa chỉ đại diện cho hàng ngàn địa chỉ non-routable.Direct Addressing là khả thi vì không gian địa chỉ rộng lớn.
Cấu hình mạngĐược cấu hình thủ công hoặc với DHCPCấu hình tự động
Giao thức định tuyến thông tin (RIP)Hỗ trợKhông hỗ trợ
Phân mảnhĐược thực hiện trong quá trình routing.Được thực hiện bởi người gửi
VLSMHỗ trợKhông hỗ trợ
Cấu hìnhĐể giao tiếp với các hệ thống khác, một hệ thống mới phải được cấu hìnhTùy chọn cấu hình
Số lớpNăm lớp (A-E)Không giới hạn lưu trữ địa chỉ IP
Loại địa chỉMulticast, Broadcast và UnicatAnycast, Unicast và Multicast
Trường ChecksumKhông
Chiều dài Header2040
Số lượng Header field128
Address methodĐịa chỉ sốĐịa chỉ chữ và số
Kích thước địa chỉ32 bit128 bit

Cách thức hoạt động của IP

IP (Internet Protocol – Giao thức internet), đề cập đến một tập hợp các quy tắc chi phối cách các gói dữ liệu được truyền qua internet.

Thông tin trực tuyến hay lưu lượng truy cập qua các mạng sử dụng những địa chỉ duy nhất. Mỗi thiết bị kết nối với internet hay mạng máy tính đều được gán một nhãn số. Đó là địa chỉ IP, dùng để xác định nó như một điểm đến của giao tiếp.

IP xác định danh tính của các thiết bị trên một mạng cụ thể. Đây được xem như ID ở dạng kỹ thuật cho các mạng kết hợp IP với TCP. Đồng thời cho phép kết nối ảo giữa nguồn và đích. Nếu không có địa chỉ IP đặc trưng, thiết bị không thể thực hiện các liên lạc.

Địa chỉ IP có chức năng tiêu chuẩn hóa cách giao tiếp giữa các máy với nhau. Chúng trao đổi gói dữ liệu (các bit dữ liệu), có vai trò quan trọng trong việc tải web, email, tin nhắn…và các ứng dụng liên quan đến việc truyền dữ liệu.

Một số thành phần cho phép lưu lượng có thể truy cập qua internet. Tại điểm xuất phát, dữ liệu được đóng gói khi lưu lượng bắt đầu. Quá trình này gọi là “datagram” – một gói dữ liệu, và là một phần của IP.

Để truyền dữ liệu qua internet, một mạng full stack là cần phải có. IP chỉ là một phần trong đó. Stack có thể được chia thành 4 lớp (layer), với tầng Ứng dụng (Application) ở trên cùng và tầng Liên kết (Link) ở dưới cùng.

Cấu trúc của một Stack gồm các tầng:

  • Application – Các giao thức: HTTP, FTP, POP3, SMTP
  • Transport  – TCP, UDP
  • Networking – IP, ICMP
  • Link – Ethernet, ARP
so-sanh-ipv4-va-ipv6