Intel XEON và Epyc AMD CPU Dòng Chip Sử Dụng Cho Máy Chủ/Server

Epyc AMD CPU và Intel XEON CPU là 2 dòng chip xử lý mạnh mã dành cho các thể loại máy như: máy tính, laptop và cả maychu/server. Như chúng ta đã biết thì ngày nay trên thị trường dòng Intel Xeon được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến với tất cả người dùng. Ở Việt Nam thì chưa có nhưng trên thế giới thì danh tiếng của EPYC đã bắt đầu lan rộng với khả năng xử lý mạnh mẽ, nhiều nhân hơn và giá rẻ hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu về 2 bộ vi xử lý này nhé.

Tìm hiểu về Epyc AMD CPU

Lịch sử hình thành của Epyc AMD CPU

Epyc là một thương hiệu của chip x86-64 được giới thiệu vào tháng 6 năm 2017 dành cho hệ thống máy chủ chuyên nghiệp, được AMD thiết kế và tiếp thị dựa trên kiến trúc vi mô Zen của công ty. Chúng được nhắm mục tiêu cụ thể cho các máy chủ và thị trường hệ thống nhúng.
Cấu tạo và thiết kế của vi xử lý Epyc AMD CPU
  • Sau khi biết được tổng quan của CPU AMD Epyc, để hiểu chi tiết hơn về bộ xử lý này. Hãy cùng mình tìm hiểu cấu tạo và thiết kế AMD Epyc.
  • Về cơ bản thì trên nền tảng này trên 1 bo mạch chủ thì có thể tồn tại 1 socket và hai socket.
    Infinity Fabric được biết đến là phương thức để giao tiếp của hai bộ chip Epyc trong cấu hình đa bộ xử lý.
  • Theo sự phân chia thì mỗi kênh bộ nhớ được hỗ trợ bởi mỗi chip máy chủ là 8 còn số làn PCIe 3.0 được nâng cấp lên tới 128 làn. Số làn tăng cao sẽ được chia đôi nhằm đảm bảo việc giao tiếp giữa hai CPU trong hệ thống bo mạch chủ.
  • Không giống với Opteron, CPU Epyc AMD và dòng chip có thông số giống của nhà Intel đều không có chứa socket AM1.
  • SoC hay System On Chip là cách gọi tên bộ xử lý Epyc không sở hữu chip set. Lý do dòng CPU này không sở hữu chipset là do mọi các tính năng quan trọng như bộ nhớ, bộ điều khiển PCI Express, bộ điều khiển SATA thì đều được tích hợp sẵn trong bộ xử lý.

Các thế hệ chip AMD Epyc

Để phát triển như ngày hôm nay thì CPU AMD Epyc đã được hình thành qua nhiều thế hệ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu các thế hệ của chip AMD Epyc.
 
Intel XEON và Epyc AMD CPU dòng chip sử dụng cho máy chủ/server - Máy Chủ Việt
 
 AMD Epyc thế hệ 1 (Naples)
Vào năm 2017 thế hệ chip đầu tiên của CPU AMD Epyc được ra đời đó chính là Naples. Thế hệ này hoạt động với 1 socket, có tối đa đến 32 lõi và 8 kênh bộ nhớ trên 128 làn PCIe® 3.0. Nếu trước kia thì nó chỉ hoạt động trên hệ thống 2 socket. Nếu số lõi lên đến 64GB hoạt động trên máy chủ bộ xử lý kép thì sẽ thu được nhiều hơn 12% số lõi CPU khi so sánh với Intel Xeon.
AMD Epyc thế hệ 2 (Rome)
Vào tháng 11 năm 2018 thì thế hệ thứ 2 được biết đến với tên gọi là Rome tại sự kiện Next Horizon. Thế hệ này được hình thành và phát triển dựa trên vi kiến trúc Zen 2. Các bộ vi xử lý này chứa đến 8 bộ xử lý trên tiến trình 7 nm với chip IO dựa trên 14 nm. Nó được cung cấp 128 làn PCIe ở trung tâm được liên kết với nhau qua thông qua Infinity Fabric.
Bộ vi xử lý này có thể hỗ trợ nhiều nhất 8 khe cắm RAM DDR4 lên tối đa 4 TB và đi kèm hỗ trợ PCIe 4.0. Vào ngaỳ 7 tháng 8 năm 2019, bộ vi xử lý mới được ra mắt. Chip EMD này có tối đa 64 lõi với 128 luồng SMT trên mỗi ổ cắm được thực hiện trên tiến trình 7nm. Những bộ vi xử lý này có những điểm chung sau đây:
  • Tên mã là “Rome”
  • Được thực hiện dựa trên vi kiến trúc Zen 2
  • Được thực hiện trên tiến trình TSMC 7 nm
  • Ổ cắm SP3
  • Số làn PCI-E: 128
  • Ngày phát hành: đa phần vào ngày 7 tháng 8 năm 2019, chỉ có EPYC 7H12 được phát hành vào ngày 18 tháng 9 năm 2019
  • Hỗ trợ bộ nhớ: DDR4-3200 khe cắm
AMD Epyc thế hệ 3 (Milan)

Chưa dừng lại ở thế hệ 2, nhà AMD tiếp tục nghiên cứu ra thế hệ 3 mang tên Milan. Vào tháng 10 năm 2019 AMD đã trình làng thông số kỹ thuật bộ vi xử lý thế hệ thứ 3 tại Anh. Các chip thuộc hệ Milan được sử dụng Socket SP3. Nó có tối đa 64 lõi và hỗ trợ 8 kênh DDR4 SDRAM và 128 làn PCIe 4.0. Đồng thời, thế hệ chip tiếp theo cũng được công bố với tên mã Genoa.

Nó được dựa trên vi kiến trúc Zen 4 và sử dụng Socket SP5. Ngày 15 tháng 3 năm 2021, các CPU Milan chính thực được AMD công bố. Tiếp đến, ngày 21 tháng 3 năm 2022 thì các CPU Milan-X được trình làng. Nó tiên tiến hơn khi áp dụng công nghệ 3D V-Cache để nâng cấp dung lượng bộ nhớ đệm L3 tối đa trên mỗi ổ cắm từ 256 MB lên 768 MB.

Tìm hiểu về chip Intel Xeon

CPU Xeon Là Gì? Ưu điểm, so sánh chip CPU Xeon và Core I?

Intel Xeon là dòng CPU thuộc hãng Intel – chúng ta được biết đây là hãng sản xuất lớn tại Việt Nam đa số các dòng CPU được sử dụng trên thế giới đều dùng hãng này.
CPU Intel Xeon cũng như các dòng CPU khác, có đầy đủ chức năng và cấu hình cần thiết cho một máy tính thông thường và đặc biệt là cho server hoặc máy trạm. Chip Intel Xeon thường sử dụng cho các loại máy tính cần hiệu năng cao.

Ưu điểm của Chip Intel Xeon

  • Hỗ trợ RAM ECC (Error Checking và Correction): Để phát hiện và sửa lỗi dữ liệu trước khi nó xảy ra. Chính vì thế nó loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra sự cố hệ thống làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Chỉ có bộ vi xử lý Chip Intel Xeon mới có RAM ECC này.
  • Lõi nhiều CPU: Ứng dụng của bạn cần nhiều lõi CPU thì càng tốt như ứng dụng thiết kế đồ họa, 3Dmax, render video… thì CPU Xeon hoàn toàn đáp ứng được. Bởi bộ vi xử lý CPU Xeon có tối đa tới 56 lõi và sau khi siêu phân luồng là 112.
  • Độ bền bỉ cao: Bộ vi xử lý Chip Intel Xeon có độ bền bỉ cực kỳ cao, xử lý thông tin nặng qua nhiều ngày. Vì thế, những khách hàng dùng máy trạm hạng nặng có thể lựa chọn CPU Xeon để nâng cao tuổi thọ.
  • Sẵn có công nghệ siêu phân luồng tại mức tiền thấp: Tất cả các CPU Xeon đều có siều phân luồng – một quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi CPU thông qua việc tạo ra các lõi ảo mà bộ vi xử lý Core I không hề có.

Kết luận

 –> So với các CPU XEON của Intel, hiện tại các CPU EPYC đang có sức mạnh vượt trội, với giá thành rẻ hơn. Gần đây rất nhiều các đối tác đã bắt đầu sử dụng EPYC trong các hệ thống của họ. Đây là có thể là một khoản đầu tư vô cùng có lợi, cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được hàng triệu đô la trong xây dựng các data – center của họ. 

Intel XEON và Epyc AMD