Bạn chưa biết cách làm thế nào để quản lý VPS, hãy cùng xem bài viết dưới đây cùng VPSTTT nhé!
1. Hướng Dẫn Gia Hạn VPS
Trước khi VPS hết hạn, hệ thống sẽ gửi email nhắc nhở trước 7 ngày. Nếu quá hạn thêm 6 ngày mà chưa gia hạn, VPS sẽ bị tạm ngưng, có thể ảnh hưởng đến dữ liệu của bạn.
Dưới đây là video hướng dẫn gia hạn VPS
Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Các bạn đăng nhập vào trang quản lý dịch vụ VPS.
Bước 2: Tại trang quản lý dịch vụ các bạn chọn Dịch vụ->Chọn dấu 3 chấm -> Chọn “xem chi tiết”.


Bước 3: Các bạn kéo xuống dưới chọn vào ô ” Tạo hóa đơn gia hạn” -> Chọn “Xác nhận hóa đơn gia hạn”.


Bước 4: Các bạn ra lại trang quản lý dịch vụ các bạn sẽ thấy có 1 hóa đơn chưa thanh toán -> Nhấn chọn.


Bước 5: Các bạn kiểm tra lại thông tin và nhấn chọn thanh toán ngay là xong.

Và đó là các bước hướng dẫn chi tiết để gia hạn VPS.
Để tránh gián đoạn dịch vụ, hãy chủ động gia hạn đúng thời gian nhé!
2. Hướng Dẫn Đổi Mật Khẩu VPS
Khi bạn vô tình quên mật khẩu VPS của mình, thì hãy vào xem hướng dẫn chi tiết đổi mật khẩu cho VPS ở dưới đây nhé!
Bước 1: Truy cập vào trang quản lý dịch vụ tương tự như bước 1 và 2 khi gia hạn VPS.
Bước 2: Nhấn chọn thay đổi mật khẩu và nhập mật vào 2 ô bên cạnh.

Bước 3: Nhấn lưu thay đổi sau khi lưu xong hệ thống sẽ báo ” Thay đổi mật khẩu thành công”.

Bước 4: Tắt và khởi động lại VPS, mỗi lần sau khi tắt và khởi động hệ thống sẽ thông báo ” Thao tác thành công”.


Thực hiện ngay để bảo vệ VPS của bạn an toàn hơn nhé!
3. Hướng dẫn " Kết nối VPS thông qua trình duyệt VNC "
VNC là gì?
VNC là một giao thức điều khiển máy tính từ xa thông qua giao diện đồ họa. Nó cho phép bạn truy cập, quản lý và điều khiển một máy tính hoặc máy chủ từ xa thông qua mạng Internet bằng giao diện đồ họa (GUI), tương tự như Remote Desktop trên Windows.
Khi lỗi kết nối Remote Desktop không vào được thì ta sử dụng thông qua VNC để kết nối VPS. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết các bạn cùng làm theo nhé !
Bước 1: Truy cập vào trang quản lý dịch vụ tương tự như bước 1 và 2 khi gia hạn VPS.
Bước 2: Kéo xuống phía dưới phần thông tin VPS nhấn vào biểu tượng VNC.

Bước 3: Sau khi nhấn vào biểu tượng sẽ hiện ra bảng thông tin VNC -> Nhấn chọn Khởi chạy ứng dụng khách HTML 5 VNC.

Đây là giao diện sau khi khởi động chạy VNC

Bước 4: Nhấn chọn 2 biểu tượng bên dưới hình:

Bước 5: Sau đó ta nhập mật khẩu và nhấn dấu mũi tên để đăng nhập vào VPS.

Sau các bước trên, bạn đã có thể kết nối VPS qua VNC một cách nhanh chóng và trực quan. Nếu gặp sự cố trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ. Chúc bạn vận hành VPS hiệu quả!
4. Quản lý VPS nâng cao
Dưới đây là các chức năng của phần quản lý nâng cao
Bước 1: Truy cập vào trang quản lý dịch vụ tương tự như bước 1 và 2 khi gia hạn VPS.
Bước 2: Kéo xuống phía dưới phần thông tin VPS
- Phần tổng quan: Các bạn có thể theo dõi được Disk, Bandwith, CPU của VPS
- Phần đồ thị: Có 3 bảng Băng thông, biểu đồ hàng tháng, tốc độ mạng(MB/s)
- Phần cài đặt: Nơi bạn có thể điều chỉnh các thông số quan trọng liên quan đến hệ thống khởi động, giao diện mạng và một số tính năng khác.
- Phần Application: Giao diện này dùng để cấu hình ứng dụng và hệ điều hành trên VPS
- Phần cài đặt hệ điều hành: Giao diện này cho phép bạn chọn lại hệ điều hành (OS) cho VPS. Khi cài đặt lại hệ điều hành, toàn bộ dữ liệu trên VPS sẽ bị xóa, vì vậy bạn cần sao lưu trước khi thực hiện.
- Phần thao tác và lịch sử: Xem lại các lịch sử và trạng thái hoạt động của VPS
- Phần chế độ cứu hộ: Chế độ cứu hộ cung cấp khả năng khởi động một môi trường Linux nhỏ từ một đĩa khác để bạn có thể cứu VPS linux chính của mình hoặc các tệp sao lưu có trên đó.
- Phần bản sao lưu: Nơi đây lư trữ các bản backup của bạn, mỗi tháng chỉ có 3 bản backup.

5. Hướng Dẫn Tắt Firewall cho VPS
Firewall là gì?
Khái niệm Firewall: Firewall là một hệ thống bảo mật mạng dùng để giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên một tập hợp các quy tắc bảo mật đã được xác định trước.
Chức năng chính của firewall: Cho phép hoặc từ chối các gói dữ liệu dựa trên địa chỉ IP, cổng (port), giao thức…,bảo vệ khỏi các hình thức tấn công như DDoS, xâm nhập trái phép., chặn các trang web độc hại hoặc không phù hợp, ghi lại lưu lượng và cảnh báo các hành vi bất thường.
Phân loại firewall phổ biến: Firewall phần cứng, Firewal phần mềm, Firewall thế hệ mới
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tắt Firewal cho VPS, các bạn hãy làm theo hướng dẫn bên dưới nhé!
Bước 1: Đăng nhập VPS bằng Remote Desktop Connection

Bước 2: Sau khi vào giao diện của VPS, vào biểu tượng windows -> chọn vào biểu tượng Control Panel

Bước 3: Sau khi nhấn chọn Control Panel sẽ hiện ra bảng điều khiển, ta nhấn vào dấu mũi tên bên phải -> Nhấn chọn All Control Panel Items

Bước 4: Bảng All Control Panel Items hiện ra, tìm chọn Windows Firewall

Bước 5: Sau khi mở Windows Firewall, ta nhấn chọn vào mục ” Turn Windows Firewall on or off” và click vào turn off cả 2 mục như hình bên dưới.


Bước 6: Sau khi chọn 2 ô Turn off -> Nhấn OK là ta đã tắt Firewall thành công

Việc tắt tường lửa có thể giúp bạn nhanh chóng kiểm tra hoặc khắc phục một số lỗi kết nối trong quá trình sử dụng VPS. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tường lửa là lớp bảo vệ quan trọng chống lại các truy cập trái phép và phần mềm độc hại.
Vì vậy, sau khi hoàn tất kiểm tra, bạn nên bật lại tường lửa hoặc thiết lập các rule phù hợp để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Nếu cần hỗ trợ cấu hình firewall đúng cách, hãy liên hệ đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi để được tư vấn kịp thời.
6. Hướng Dẫn Cài Đặt Lại Hệ Điều Hành
Lý do để bạn cài lại hệ điều hành cho VPS là gì? Dưới đây là một số lý do phổ biến cần cài lại hệ điều hành(OS) cho VPS:
- VPS bị nhiễm mã độc hoặc virus: Khi VPS bị xâm nhập hoặc chứa phần mềm độc hại khó loại bỏ, cài lại hệ điều hành giúp loại bỏ toàn bộ nguy cơ và làm sạch hệ thống.
Hiệu suất VPS giảm, chạy chậm bất thường: Sau thời gian dài sử dụng, hệ điều hành có thể bị lỗi, xung đột phần mềm hoặc tốn quá nhiều tài nguyên, việc cài lại sẽ đưa VPS về trạng thái ổn định như ban đầu.
Thay đổi mục đích sử dụng VPS : Ví dụ chuyển từ chạy website sang chạy game server, hoặc cần môi trường phù hợp hơn với ứng dụng mới → cần hệ điều hành khác (Windows ⇆ Linux, hoặc ngược lại).
- Cấu hình sai, không thể khôi phục: Nếu bạn thao tác sai cấu hình hệ thống (firewall, network, user, permission…) dẫn đến mất quyền truy cập hoặc lỗi hệ thống nặng, cài lại OS sẽ là giải pháp nhanh chóng và triệt để.
Cần thay đổi phiên bản hệ điều hành: Ví dụ nâng cấp từ CentOS 7 lên AlmaLinux 8, hoặc từ Windows Server 2012 R2 lên Windows Server 2019 để tương thích phần mềm mới.
Dọn sạch hệ thống để sử dụng lại: Nếu bạn muốn reset VPS về trạng thái ban đầu (giống như cài mới), việc cài lại OS là cách hiệu quả nhất, đặc biệt khi muốn bàn giao lại VPS cho người khác.
Dưới đây là hướng dẫn cài lại hệ điều hành cho VPS!
Bước 1: Truy cập vào trang quản lý dịch vụ tương tự như bước 1 và 2 khi gia hạn VPS.
Bước 2: Dưới phần thôn tin VPS chọn mục ” Cài đặt hệ điều hành”
Bước 3: Bạn muốn cài lại hệ điều hành Windows, nhấn chọn vào Windows sẽ hiện ra hệ điều hành Windows mà bạn muốn cài đặt
Bước 4: Nhập mật khẩu mới cho hệ điều hành
Bước 5: Nhấn chọn ” Đặt lại hệ điều hành”

Và các hệ điều hành khác cũng cài đặt tương tự như vậy, nếu bạn cài đặt không được thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
7. Hướng Dẫn Backup Dữ Liệu Cho VPS
Nếu không may VPS của bạn bị một số vấn đề như nhiễm virut, không may bạn làm mất dữ liệu quan trọng, thì bạn hãy thực hiện ngay việc Backup dữ liệu.
Bước 1: Truy cập vào trang quản lý dịch vụ tương tự như bước 1 và 2 khi gia hạn VPS.
Bước 2: Dưới phần thông tin VPS chọn mục “Backups”
Bước 3: Chọn vào biểu tượng như hình bên dưới để backups lại dữ liệu

Lưu ý : Mỗi VPS sẽ có ngày Backup riêng như hình bên trên và bạn hãy lựa chọn ngày mà bạn muốn Backups VPS sẽ khôi phục lại thời điểm đó ngay cả dữ liệu và hệ điều hành.
8. Hướng Dẫn Sửa Lỗi Remote Desktop CredSSP
Lỗi Remote Desktop CredSSP là gì?
Lỗi Remote Desktop CredSSP (Credential Security Support Provider) là một lỗi bảo mật thường xuất hiện khi bạn cố gắng kết nối Remote Desktop (RDP) tới một máy tính Windows, nhưng có sự không tương thích giữa phiên bản cập nhật bảo mật của máy client và server liên quan đến giao thức CredSSP.
Bên dưới đây là giao diện hiện thị báo lỗi CresSSP

Để sửa lỗi Remote Desktop CredSSP hãy thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Ấn nút Windows trên PC/Laptop của quý khách, gõ vào ô tìm kiếm cụm từ “cmd” rồi ấn chuột phải vào ứng dụng cmd tìm thấy, chọn “Run as Administrator” (bắt buộc phải chạy bằng quyền Admin).

Bước 2: Cửa sổ cmd màu đen sẽ hiện lên, bạn copy lệnh sau và ấn chuột phải vào cmd, chọn paste (Lưu ý: là ở CMD không dùng Control+V được), sau đó ấn enter.
reg add "HKLM\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System\CredSSP\Parameters" /f /v AllowEncryptionOracle /t REG_DWORD /d 2

9. Hướng Dẫn Sửa Sỗi VPS Bị " An internal error has occurred "
Lỗi “An internal error has occurred” là gì?
Lỗi “An internal error has occurred” thường xuất hiện khi bạn cố gắng kết nối Remote Desktop (RDP) tới một máy tính Windows, nhưng có sự cố nội bộ nào đó gây gián đoạn quá trình kết nối. Đây là lỗi không cụ thể, nên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân phổ biến ra lỗi này:
- Remote Desktop bị lỗi hoặc chưa khởi động đúng
- Lỗi cấu hình giao thức RDP hoặc chứng chỉ bảo mật
- Tường lửa hoặc phần mềm bảo mật chặn kết nối
- Lỗi về tài khoản người dùng (profile bị lỗi, không đăng nhập được)
- Lỗi do cấu hình DNS, địa chỉ IP hoặc Network Level Authentication (NLA)
- Lỗi do xung đột cập nhật Windows
- Kết nối không ổn định hoặc timeout do mạng

Để sửa lỗi ” An internal error has occurred ” hãy thực hiện theo các bước sau:
Khi dùng vps bị lỗi “An internal error has occurred”, bạn vui lòng đổi port remote theo các bước sau:
Bước 1: Bật PowerShell trong win server bằng cách : chọn search trong win “PowerShell” và click chuột trái

Bước 2: Copy toàn bộ đoạn code sau và Paste vào cửa sổ Power Shell
netsh advfirewall firewall add rule name=”Remote Desktop Service” dir=in action=allow protocol=TCP localport=2022
Set-ItemProperty -Path HKLM:\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Terminal*Server\WinStations\RDP-TCP\ -Name PortNumber 2022
shutdown /r /t 0
Bước 3: Đợi VPS restart và đăng nhập lại với IP dạng: 103.xxx.xxx.xxx:2022
Kết Luận
Qua các bài hướng dẫn trên bạn đã nắm được những kiến thức nền tảng và nâng cao trong việc quản lý VPS – từ thao tác cơ bản như truy cập VPS, cài đặt phần mềm, cấu hình bảo mật, đến các kỹ thuật tối ưu hóa hiệu suất và giám sát hệ thống.
Việc quản trị VPS không chỉ là công việc kỹ thuật, mà còn là một quá trình đòi hỏi sự linh hoạt, chủ động và hiểu rõ hệ thống mình đang vận hành.
Hy vọng rằng thông qua chuỗi bài viết này, bạn không chỉ xử lý tốt các tình huống thường gặp mà còn tự tin mở rộng, phát triển hệ thống VPS của mình một cách hiệu quả, an toàn và chuyên nghiệp.
Hãy tiếp tục trau dồi kiến thức và theo dõi thêm các nội dung chuyên sâu khác của VPSTTT để luôn làm chủ công nghệ nhé!