Hằng ngày khi tìm kiếm một từ khóa nhất định trên công cụ tìm kiếm, trong đầu bạn chắc chắc có một ý định hoặc mục đích nhất định. Nó liên quan đến search intent. Vậy search intent là gì, có những cách phân loại search phổ biến nào, hãy cùng VPSTTT tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Search Intent là gì?
Search Intent, hay còn gọi là ý định tìm kiếm, là mục đích hoặc câu hỏi mà người dùng muốn tìm lời giải đáp khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google. Các trang web đáp ứng đúng với ý định tìm kiếm của người dùng sẽ được đánh giá cao và có khả năng lên top trên kết quả tìm kiếm.
Tầm quan trọng của search intent là gì?
Google luôn mong muốn cung cấp cho người dùng kết quả chính xác nhất, phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ.
Ví dụ, khi bạn tìm kiếm cụm từ “các cách tăng thu nhập”, Google có thể hiển thị nhiều kết quả khác nhau, như “10 cách kiếm tiền qua mạng nhanh nhất”. Tuy nhiên, nếu đó không phải là thông tin bạn đang tìm, bạn có thể chuyển sang một bài viết khác, ví dụ như “5 cách kiếm thêm thu nhập cho dân văn phòng”, và quyết định đọc bài viết này vì nó chính xác hơn với nhu cầu của bạn.
Đây chính là minh họa rõ ràng cho khái niệm search intent (ý định tìm kiếm).
Phân loại các Search Intent thường gặp
Search Intent có thể được phân loại theo hai cách phổ biến. Cách phân loại truyền thống chia Search Intent thành ba dạng chính:
Điều hướng (Navigational): Người dùng tìm kiếm để truy cập một trang web cụ thể, ví dụ như “Facebook login” hoặc “Zalora Việt Nam”.
Thông tin (Informational): Người dùng muốn thu thập thông tin cụ thể về một chủ đề, ví dụ như “cách làm bánh mì” hoặc “tìm hiểu về blockchain”.
Giao dịch (Transactional): Người dùng có ý định thực hiện hành động trên trang web, chẳng hạn như mua sắm, đăng ký dịch vụ, v.v. Ví dụ: “mua laptop HP”, “đăng ký khóa học online”.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 2010, Google bắt đầu giới thiệu khái niệm “micro-moments” (thời điểm tích tắc) để phân loại Search Intent theo cách thứ hai, chia thành các nhóm sau:
- Tôi muốn Biết (Know): Người dùng muốn tìm hiểu thông tin, ví dụ như “lịch thi đấu World Cup 2024”.
- Tôi muốn Đi (Go): Người dùng có ý định truy cập hoặc đến một địa điểm cụ thể, ví dụ “địa điểm du lịch ở Đà Nẵng”.
- Tôi muốn Làm (Do): Người dùng muốn thực hiện một hành động cụ thể, ví dụ “hướng dẫn làm video TikTok”.
- Tôi muốn Mua (Buy): Người dùng có ý định mua hàng, ví dụ “mua giày thể thao Nike”.
Mặc dù cả hai cách phân loại này giúp hiểu được bản chất của Search Intent, nhưng chúng vẫn không hoàn toàn hiệu quả trong việc xác định ý định chính xác của người dùng trong từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ về sự kết hợp của các Search Intent:
Một ví dụ thực tế là khi người dùng tìm kiếm “kính bơi có độ cận”. Lúc này, có thể xác định hai Search Intent chính:
- Tìm hiểu: Người dùng muốn tìm hiểu về các loại kính bơi có độ cận.
- Mua sắm: Người dùng cũng có thể đang muốn mua kính bơi có độ cận.
Cách xác định Search Intent cho từ khóa:
Để xác định ý định tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể, bạn có thể phân tích SERP (Kết quả trang tìm kiếm) mà Google trả về. Đây là một phương pháp hiệu quả để hiểu rõ Search Intent của người dùng.
9 loại Search Intent phổ biến:
- Search Intent nghiên cứu thông tin: Tìm kiếm thông tin tổng quan, lý thuyết hoặc chi tiết về một chủ đề.
- Search Intent tìm câu trả lời nhanh: Người dùng muốn câu trả lời nhanh gọn cho một câu hỏi cụ thể.
- Search Intent ý định mua hàng: Người dùng có ý định mua sản phẩm hoặc dịch vụ ngay lập tức.
- Search Intent tìm kiếm địa điểm Local: Người dùng tìm kiếm các địa điểm gần họ, như nhà hàng, cửa hàng, dịch vụ.
- Search Intent tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh): Người dùng tìm kiếm hình ảnh để xem các sản phẩm hoặc ý tưởng.
- Search Intent tìm kiếm video: Người dùng muốn xem video về một chủ đề cụ thể.
- Search Intent tìm các tin mới / tin thời sự (News Intent): Người dùng tìm kiếm thông tin thời sự, cập nhật tin tức mới.
- Search Intent tìm hiểu thương hiệu: Người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến các thương hiệu cụ thể.
- Search Intent hỗn hợp: Người dùng có nhiều mục tiêu trong một truy vấn, ví dụ vừa muốn tìm hiểu thông tin vừa muốn mua sản phẩm.
Search Intent nghiên cứu thông tin
Đây chính là loại Search Intent thông tin (Informational Intent), loại ý định tìm kiếm phổ biến nhất trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khi người dùng thực hiện truy vấn, kết quả trả về thường là các trang web cung cấp thông tin, nghiên cứu, học tập, ví dụ như các bài viết trên Wikipedia, blog, diễn đàn chuyên ngành, hoặc các trang web tài liệu học thuật.
Mục đích của Search Intent thông tin là cung cấp các dữ liệu, kiến thức hữu ích để trả lời câu hỏi của người dùng, giúp họ tìm hiểu, nghiên cứu về một chủ đề nào đó. Các trang web này không chỉ giúp người dùng giải đáp thắc mắc mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về các vấn đề, từ đó phục vụ nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của người tìm kiếm.
Ví dụ về các truy vấn có Search Intent thông tin bao gồm:
- “Cách làm bánh mì đơn giản”
- “Blockchain là gì?”
- “Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam 2023”
Các trang web có nội dung hữu ích và chất lượng cao về các chủ đề này sẽ được Google đánh giá cao và trả về cho người dùng kết quả tìm kiếm chính xác, chi tiết.
Ảnh minh họa
Search Intent tìm câu trả lời nhanh
Search Intent Quick Answer là gì? Dù có cùng mục đích là tìm kiếm thông tin nhưng không phải lúc nào người dùng cũng muốn nghiên cứu. Đôi khi, họ chỉ tìm những khái niệm đơn giản và mong muốn câu trả lời nhanh chóng mà không cần truy cập vào một trang web nào.
Với những truy vấn dạng này Google thường đưa ra câu trả lời bằng các hộp định nghĩa (definition box), hộp trả lời (answer box), bảng tỉ số thể thao…. Do đó, các trang web có kết quả về truy vấn này thường bị giảm tỷ lệ click (CTR).
Ảnh minh họa
Search Intent ý định mua hàng
Xu hướng thương mại điện tử hiện đang rất phát triển và Google cũng nhanh chóng bắt kịp. Khi người dùng có nhu cầu nghiên cứu hoặc mua hàng, trên trang tìm kiếm sẽ xuất hiện các website mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee…
Bên cạnh đó, một số:
- Shopping box
- Các trang sản phẩm đi kèm đoạn trích đánh giá, view
Cũng là dấu hiệu rõ ràng cho ý định mua hàng. Search Intent dạng này tương đối dễ xác định. Lý do vì phần lớn thường là các truy vấn đi kèm tên sản phẩm.
Ảnh minh họa
Search Intent tìm kiếm địa điểm Local
Search Intent tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh)
Một số truy vấn từ người dùng nhằm mục đích xem hình ảnh thay vì tìm câu trả lời. Khi đó, sẽ xuất hiện hình ảnh gợi ý ở đầu hoặc bên trong trang tìm kiếm. Đây là một dấu hiệu rất cụ thể cho loại Intent này. Ngoài ra, trường hợp 2 hoặc nhiều kết quả từ các trang web chuyên về hình ảnh như Pinterest cũng có thể xác định đây là Search Intent tìm kiếm trực quan.
Ảnh minh họa
Search Intent tìm kiếm video
Bên cạnh hình ảnh thì video cũng là một phương tiện truyền thông rất phát triển trong thời gian qua. Khi xác định được ý định từ người dùng, các video sẽ được gợi ý bằng kết quả nổi bật, đi kèm ảnh thumbnail và trích đoạn. Khác với Intent cho hình ảnh những video này được chú thích khá chi tiết và có thể được xếp làm một loại riêng.
Search Intent tìm các tin mới / tin thời sự (News Intent)
Nếu trang SERPs cho cho ra những hộp câu chuyện (Story Box) ở hàng đầu. Đây là dấu hiệu cụ thể cho các từ khóa có lượng nội dung tin tức lớn. Ngoài ra, những link hướng đến Tweet hoặc Facebook về các mục xem nhiều trong khoảng thời gian cố định cũng cho thấy ý định tìm các tin mới từ người dùng.
Ảnh minh họa
Search Intent tìm hiểu thương hiệu
Khi truy vấn là tên hoặc đi kèm tên của một thương hiệu kết quả trả về sẽ là trang web của công ty, tổ chức đó. Ngoài ra, nếu công ty hoặc tổ chức không có website, kết quả thu được có thể là những trang đánh giá, review từ người dùng như foody… cũng có thể xem là dấu hiệu cho loại Intent này.
Ảnh minh họa
Search Intent hỗn hợp là gì?
Còn được gọi là Split Intent, với sự xuất hiện của nhiều loại ý định tìm kiếm kể trên. Bánh mì Việt Nam là một ví dụ cho loại Intent này với sự kết hợp của nhiều kết quả như bản đồ, hình ảnh, video…
Như vậy, với 9 loại Intent trên, bạn có thể nhanh chóng xác định được ý định người dùng. Từ đó, lập kế hoạch nội dung cho từ khóa và triển khai bài viết để đạt được hiệu quả cao hơn khi đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm từ người dùng.
Ảnh minh họa
Kết bài
Search Intent là yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa kết quả tìm kiếm trên Google. Hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng giúp các nhà quản lý website tạo nội dung phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả SEO. Việc phân loại Search Intent thành các nhóm như tìm kiếm thông tin, giao dịch hay địa phương giúp bạn xác định rõ mục tiêu của người tìm kiếm, từ đó đáp ứng đúng nhu cầu và cải thiện trải nghiệm người dùng.